Hiển thị các bài đăng có nhãn bấm huyêt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bấm huyêt. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 25 tháng 1, 2018

Định nghĩa xoa bóp bấm huyệt.

Xoa bópbấm huyệt  nghĩa là kích thích vật lý, trực tiếp tác động qua lớp da thịt, thần kinh và mạch máu, gây nên những thay đổi, qua đó nâng cao năng lực hoạt động của hệ thần kinh, quá trình dinh dưỡng của cơ thể.
ấn huyệt rất tốt khi 

Xoa bóp bấm huyệt là phương pháp phòng, chữa bệnh đơn giản. Nếu được thực hiện đúng kĩ thuật, đúng chỉ dẫn thì xoa bóp bấm huyệt có thể đem lại hiệu quả rất tốt.

Những lợi ích của xoa bóp bấm huyệt:
Xoa bóp bấm huyệt giúp giảm căng thẳng, tăng khả năng tập trung, giảm đau, giãn cơ, và điều hòa chức năng nội tạng, tăng cường nhu động của dạ dày, ruột và cải thiện chức năng tiêu hoá.
- Tăng dinh dưỡng của da làm da bóng đẹp, có tác dụng tốt đối với chức năng bảo vệ của da. Xoa bóp còn có nhiều tác dụng khác góp phần phục hồi sức khỏe.

Xoa bóp bấm huyệt điều trị có hiệu quả các bệnh như: thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa cột sống lưng, đau quanh khớp vai, liệt vận động do tai biến mạch máu não, mất ngủ kéo dài, người bị đau đầu, mệt mỏi... nhiều bệnh do tổn thương của các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục...

- Điều hòa quá trình hưng phấn hay ức chế thần kinh trung ương, làm thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng, tăng khả năng tập trung... Vì xoa bóp tác động trực tiếp lên các thụ cảm thần kinh dày đặc ở dưới da tạo ra các đáp ứng phản xạ thần kinh.

- Xoa bóp thường xuyên làm tăng tính linh hoạt của khớp và làm giảm khả năng bị chấn thương, cải thiện tư thế. Ngoài ra, xoa bóp còn kích thích hệ thống lympho, làm tăng miễn dịch và cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể.

- Xoa bóp làm giãn mạch máu, tăng tuần hoàn tại chỗ, góp phần chống viêm, giảm phù nề.

- Xoa bóp làm giãn cơ, đặc biệt là những nhóm cơ đã bị co cứng. Xoa bóp có thể cải thiện các hiện tượng co cứng các nhóm cơ xung quanh khớp dẫn đến đau và hạn chế vận động.

Phương pháp xoa bóp bấm huyệt, bên cạnh những công dụng trên đây còn có những lưu ý chống chỉ định với một số trường hợp như: gãy xương, chấn thương đụng dập cơ và dây chằng, ở khớp; bệnh tim phổi nặng như nhồi máu cơ tim, suy tim, cơn hen ác tính, suy hô hấp. Đặc biệt là không xoa bóp ở vùng lở loét mụn nhọt vì sẽ gây nhiễm khuẩn và lở loét thêm; và các cơ quan bị tổn thương thực thể về ngoại khoa (viêm ruột thừa, thủng dạ dày, bệnh truyền nhiễm).

Xoa bóp bấm huyệt là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh rất hiệu quả, với những lợi ích rõ ràng của nó chúng tôi tin chắc rằng các bạn đã làm dày thêm cuốn cẩm nang chăm sóc sức khỏe của mình bằng 1 "bài thuốc" thật sự hữu ích.

Thứ Tư, 12 tháng 4, 2017

Những chú ý khi đi massage

Massage theo Đông Y và Tây Y đều rất có ích trong việc phục hồi sức khoẻ, trị liệu nhưng trong một số trường hợp, massage lại có thể gây hại cho sức khỏe.

1. Bị bệnh cao huyết áp
Huyết áp cao có nghĩa là áp lực tới thành mạch máu quá cao. Massage mạnh tay sẽ ảnh hưởng đến các mạch máu dễ gây vỡ mạch máu. Vì vậy, người bị huyết áp cao hay bệnh tim nên yê ucaaf kỹ thuật viên làm nhẹ tay, chủ yếu là làm giãn các cơ giúp lưu thông máu tốt hơn.
2. Khi bạn bị sốt
Khi bị sốt, cơ thể bạn đang cố gắng chống lại một số vi khuẩn để giảm nguy cơ bị viêm và đồng thời hạ sốt. Nếu massage lúc này có thể làm tăng lưu thông trong toàn bộ cơ thể và cản trở hoạt động bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Tốt nhất nên nghĩ ngơi đến khi giảm sốt, massage sẽ hiệu quả khôi phục nhanh hơn.
3. Bị loãng xương
Nhiều người cao tuổi có nguy cao bị loãng xương, xương trở nên xốp, giòn, dễ vỡ. Trong trường hợp này, việc massage mạnh tay không được khuyến khích vì nó có thể làm cho xương dễ bị gãy, vỡ. Nếu muốn giảm sự mỏi mệt, bạn chỉ nên xoa bóp nhẹ nhàng và chỉ cần làm các phần cơ.
4. Cơ thể bị viêm
Massage có thể tiếp tục kích thích một vùng viêm, vì vậy trong trường hợp này bạn không nên massage cơ thể. Theo các chuyên gia sức khỏe, đặc biệt nếu bạn bị viêm tĩnh mạch, viêm da, viêm khớp ... thì càng cần chú ý khi massage. Nếu massage ở các vùng cơ xung quanh thì không sao nhưng tránh massage vào vùng bị viêm.
massage khiem thi
Matxa khiếm thị luôn là lựa chọn tốt nhất khi đi matxa

5. Bị giãn tĩnh mạch
Massage có thể làm cho tình trạng giãn tĩnh mạch thêm trầm trọng, những tĩnh mạch có thể giãn to hơn gây đau nhức. Tuy nhiên, nếu bạn massage nhẹ nhàng xung quanh vùng tĩnh mạch bị giãn sẽ rất có lợi.
10 trường hợp "chống chỉ định" với massage 2
Ảnh minh họa

6. Có vấn đề về da
Bạn  nên giữ cho da khỏe mạnh, tránh bị các bệnh về da như phát ban, có vết thương, vết bầm tím, bỏng, mụn nhọt và mụn nước... Nếu bị các bệnh về da này, bạn cần tránh massage lên vết thương, vì làm vậy có thể khiến vết thương lâu khỏi, dễ gây viêm. Bạn có thể massage xung quanh khu vực bị tổn thương.
7. Bị ung thư
Ung thư có thể lây lan thông qua hệ thống bạch huyết. Massage tăng lưu thông ở bạch huyết nên có khả năng làm cho bệnh phát tán nhanh hơn. Vậy nên, nếu muốn massage, hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ để biết nên chọn hình thức massage nào cho phù hợp.
8. Bị đau cột sống hoặc đau lưng
Nhiều người dùng massage để chống đau lưng nhưng bản thân động tác massage quá mạnh lại có thể làm lưng đau hơn. Vì vậy, nếu bạn bị đau cột sống hoặc đau lưng , bạn chỉ nên để những chuyên gia massage cho.
9. Bị đau cơ bàn chân
Massage với lực quá mạnh rất dễ dẫn đến thương tổn cơ bàn chân. Việc bấm huyệt cũng có thể khiến cho phản xạ tới các bộ phận khác trong cơ thể bị ảnh hưởng, gây tác hại cho nội tạng. Vì vậy không nên cho rằng massage càng mạnh càng tốt. Nếu cảm thấy khó chịu thì cần báo cho người massage để điều chỉnh lực tác dụng.
Ngoài ra, nếu bạn bị các bệnh khác như  tiểu đường, hen suyễn... thì cũng cần có biện pháp phòng ngừa bệnh và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu muốn massage.

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2017

Đón Tết Đinh Dậu, tậu bao lì xì

Xuân này không về quê, ở lại Sài Gòn làm việc phục vụ quý khách suốt dịp Tết Nguyên Đán 2017, kính mong quý khách hàng thân thiết gần xa đến ủng hộ massage khiếm thị Ánh Dương, cả 2 cơ sở không nghĩ ngày nào, mong mọi người ghé ủng hộ.
Đón Tết Đinh Dậu, tậu bao lì xì.

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

Liệt hai chân sau một tháng đi lại được nhờ phương pháp massage ấn huyệt của thầy Hiếu

Cụ ông 86 tuổi liệt hai chân đã đi lại được sau một tháng với phương pháp massage ấn huyệt của thầy Hiếu. Trước đây ông chỉ nằm một chỗ, ngồi còn khó khăn huống chi đứng và đi nhưng giờ đi lại vô tư, tâm trạng vui vẻ. Mong ông mau bình phục.



Mọi chi tiết xin liên hệ: 0933131887 - 0938611139


Cơ sở 1: Massage khiếm thị Ánh Dương 1
ĐC: cuối hẻm 377 Nguyễn Tri Phương, phường 5, quận 10
fanpage: http://www.facebook.com/massagenguoikhiemthi


Cơ sở 2: Massage khiếm thị Ánh Dương 2
ĐC: số 10 đường số 10, phường Tân Phú, quận 7.
fanpage: http://www.facebook.com/massagekhiemthiquan7